Đái rắt là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày, liên tục trong ngày với lượng nước tiểu rất ít, nước tiểu có mùi vàng đục và mùi khai khó chịu. Đái rắt ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt người bệnh. Đái rắt không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Các bác sĩ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG ĐÁI RẮT

Đái rắt là căn bệnh phổ biến hiện nay. Có nhiều nguyên nhân gây tiểu rắt bao gồm nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý:
Nguyên nhân sinh lý:

  • Stress, sử dụng nhiều các thực phẩm gây lợi tiểu cho thận và bàng quang như trà, cà phê.
  • Do dị ứng với các chất tẩy rửa, nước xả vải, dung dịch vệ sinh, giấy vệ sinh… khiến âm đạo tổn thương dẫn đến tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Do thói quen nhịn tiểu hoặc thụt rửa âm đạo sâu gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
  • Mang thai: Tình trạng tiểu rắt và buốt ở phụ nữ có thể là hiện tượng bình thường khi thai nhi phát triển. Do bàng quang nằm ngay sát tử cung nên khi thai nhi phát triển trong tử cung thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến niệu đạo và bàng quang. 

Nguyên nhân bệnh lý

  • Viêm đường tiết niệu: Đái buốt, đái khó, đái rắt do các vi khuẩn, vi nấm, virus, ký sinh trùng hoặc virus gây ra.
  • Bệnh tiểu đường: Đi tiểu thường xuyên với lượng nước tiểu lớn bất thường thường là triệu chứng sớm của cả bệnh tiểu đường.     
  • Bệnh tiền liệt tuyến ở nam: Phì đại tuyến tiền liệt chèn vào niệu đạo và chặn đường đi của nước tiểu ra khỏi cơ thể, dẫn tới bàng quang bị căng do phải chứa nước tiểu không được đào thải. Đồng thời kích thích bàng quang nên cả khi có ít nước tiểu vẫn muốn đi tiểu làm bệnh nhân phải đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Viêm bàng quang: Hiện tại chưa rõ nguyên nhân của bệnh này, tuy nhiên, đặc trưng bởi đau ở vùng bàng quang và vùng chậu, đi tiểu nhiều và thường xuyên cảm giác phải đi tiểu ngay lập tức.
  • Viêm phụ khoa: viêm âm đạo,ung thư tử cung... cũng là nguyên nhân gây tiểu rắt.
  • Bệnh lậu: Những người mắc lậu cũng có hiện tượng đái rắt, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu ra mủ có mùi hôi kèm theo dấu hiệu sưng đau, ngứa rát ở vùng kín, đau khi quan hệ tình dục và xuất tinh,...
  • Do thuốc điều trị bệnh: Một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp và phù do thận có thể  gây ra tình trạng đi tiểu thường xuyên.

KHÁM ĐÁI RẮT LÀ KHÁM NHỮNG GÌ?

  • Mặc dù không phải các triệu chứng đặc biệt nhưng các bệnh lý có chứng tiểu dắt nếu không chữa trị kịp thời sẽ biến chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Nếu dấu hiệu tiểu rắt thường xuyên diễn ra thì các bạn không được chủ quan mà nên đến ngay các phòng khám uy tín để kiểm tra. Dưới đây là một số bước kiểm tra:
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu là kiểm tra tính chất vật lý, thành phần hóa học dưới kính hiển vi. Xét nghiệm có thể tìm ra vi khuẩn hoặc các nguyên nhân khác gây viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm thần kinh nhằm phát hiện đái rắt có phải do nguyên nhân là rối loạn thần kinh.
  • Siêu âm: Các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra xem có khối u bất thường trong cấu trúc chức năng của bàng quang và một số bộ phận khác của đường tiết niệu.
  • Nội soi bàng quang được chỉ định để xác định các bất thường về hệ thống thần kinh ở bàng quang hoặc chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến niệu đạo. Nội soi được thực hiện bằng một dụng cụ chuyên dụng, dài, mỏng để bác sĩ có thể nhìn bên trong niệu đạo và bàng quang.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ phù hợp. Thông thường nếu bệnh lý viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm trong trường hợp viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu... Trong trường hợp nặng hơn thì sẽ tiến hành phẫu thuật để đẩy lùi bệnh.

CÁC CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH ĐÁI RẮT

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất. Không ăn đồ cay nóng, không uống chất kích thích như rượu, trà, cà phê. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, đặc biệt là các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế uống nhiều nước vào ban đêm.
  • Không mặc quần áo ẩm ướt, bó sát, vệ sinh sạch sẽ vùng kín nhất la sau khi quan hệ và trong kỳ kinh nguyệt.
  • Ko nên nhịn tiểu, quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh.
  • Tăng cường tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.

Khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh các bạn không nên chủ quan tự điều trị tại nhà mà hãy đến những cơ sở uy tín để thăm khám và tìm ra nguyên nhân.
Hiện nay phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là cơ sở khám chữa bệnh được nhiều bệnh nhân tin tưởng không chỉ vì trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ nhân viên y bác sĩ làm việc đúng chuyên môn. Sau 5 năm hình thành và phát triển phòng khám đa khoa đã dành trọn sự tin tưởng của quý khách hàng trở thành phòng khám được nhiều người đón nhận ở Hà Nội”. 
Inbox ngay hoặc gọi điện theo số hotline: 0394.976.999 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho những người bạn biết:
Đánh giá: 
Đái rắt là bệnh gì? Có gây nguy hiểm không?
Điểm trung bình:  7.9 / 10 ( 10 lượt đánh giá )

Chuyên đề bệnh

Nơi các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ thông tin tổng hợp và chi tiết nhất về các bệnh nam khoa thường gặp.
Loading...
Đóng