Tiểu tiện là một trong những hoạt động sinh lý của cơ thể để loại thải những chất cặn bã ra ngoài. Vì thế, nhiều người đã nghĩ rằng đi tiểu nhiều là thận đang làm việc hiệu quả, quá trình lọc nhanh. Tuy nhiên, quan điểm này có thật sự đúng hay không? Đi tiểu nhiều lần là chuyện bình thường hay là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn?

1. Sinh lý tiểu tiện ở người bình thường như thế nào?

Lượng nước tiểu vào và ra ở cơ thể bình thường

-Với một người bình thường, một ngày khi được cung cấp đủ 2 lít nước thì sẽ đi tiểu khoảng 5 đến 10 lần và không đi tiểu vào ban đêm. Nếu cơ thể bạn bình thường, không mắc các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu, không mang thai, chế độ sinh hoạt đều đặn, không mất quá nhiều nước qua mồ hôi, chế độ dinh dưỡng cân đối và không sử dụng các chất kích thích thì một ngày, lượng nước tiểu thải ra sẽ tương ứng với lượng nước uống vào trong ngày

Khi bàng quang được dung nạp khoảng từ 250 - 350ml nước tiểu sẽ kích thích cơ thể gây nên cảm giác muốn đi tiểu, người bình thường sẽ đi tiểu chủ yếu vào ban ngày, ban đêm thường tiểu rất ít hoặc không mắc tiểu.

Quá trình tạo ra nước tiểu 

Nước tiểu được tạo ra ở thận qua 2 giai đoạn: 

Đầu tiên là quá trình lọc ở cầu thận là quá trình dịch đi từ lòng mạch để vào bọc Bowman thông qua ba lớp tế bào từ tế bào biểu mô mao mạch đến màng đáy. Nước tiểu vào được trong bọc Bowman gọi là nước tiểu đầu có chứa thành phần các chất hòa tan giống huyết tương có kích thước nhỏ. Quá trình lọc diễn ra nhờ vào sự chênh lệch áp suất giữa các lớp màng.

Tiếp theo là quá trình lọc là sự tái hấp thu nước, các chất dinh dưỡng cần thiết và bài tiết các chất diễn ra ở hệ thống ống thận. Nước và các chất dinh dưỡng sau quá trình lọc vẫn còn tồn tại rất nhiều trong nước tiểu đầu, do đó cần phải có quá trình tái hấp thu để các chất dinh dưỡng đi ngược lại vào và cô đặc nước tiểu, chỉ có những chất cặn bã mà cơ thể không dung nạp được mới được đẩy ra ngoài. Trong hệ thống ống thận, quá trình tái hấp thu và bài tiết của nước tiểu sẽ diễn ra ở ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa và ống góp. Nhờ vậy mà các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu lại một cách tối đa.

Nước tiểu còn lại sau quá trình tái hấp thu, cô đặc và bài tiết rồi đổ vào bể thận, theo niệu quản xuống bàng quang và cuối cùng được thải ra ngoài.

2. Điều gì khiến một người đi tiểu nhiều lần trong ngày? 

Trường hợp nếu bạn đi tiểu quá 10 lần trong một ngày sẽ được gọi là tiểu nhiều. Nếu bạn dung nạp nước vào cơ thể nhiều thì có thể xem đây là biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn cung cấp nước ít, không dùng các thuốc lợi tiểu, ăn bình thường nhưng vẫn đi tiểu liên tục thì cần chú ý vì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể.

Đi tiểu nhiều do mắc các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu

Hệ tiết niệu là cơ quan sản xuất và đào thải nước tiểu, do đó xảy ra bất thường nào đều có thể làm rối loạn quá trình tiểu tiện khiến cơ thể liên tục muốn bài trừ nước tiểu. Người đi tiểu nhiều lần trong một ngày có thể là do mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn hoặc có dị vật, sỏi ở đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, hội chứng bàng quang kích thích, ung thư bàng quang, suy tuyến thượng thận, hội chứng thận hư, hoặc bị hẹp niệu đạo.

Đi tiểu liên tục do các bệnh về tiền liệt tuyến

Tiền liệt tuyến là bộ phận nằm dưới bàng quang, bao quanh đầu niệu đạo. Tiền liệt tuyến chỉ có ở nam giới đảm nhận 2 chức năng quan trọng là tiết và dự trữ tinh dịch, co bóp đồng thời kiểm soát nước tiểu, không để nước tiểu và tinh dịch ra ngoài cùng một lúc. 

Bên cạnh đó sự co thắt sẽ làm đáy bàng quang đóng lại, ngăn không để tinh dịch chảy ngược vào bàng quang khi phóng tinh. Chính vì vậy mà các bệnh lý về tiền liệt tuyến sẽ có thể gây ra kích ứng bàng quang dẫn đến đi tiểu nhiều lần. Các bệnh lý mà nam giới cần chú ý khi mắc chứng đi tiểu liên tục như viêm hoặc u xơ tuyến tiền liệt.

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác khiến bạn đi tiểu thường xuyên trong một ngày như: 

  • Mắc bệnh đái tháo đường đi kèm với biểu hiện khô da, sụt cân,...

  • Stress quá độ cũng có thể là nguyên nhân mà ít người để ý. Tình trạng lo lắng, mệt mỏi thường xuyên có thể gây ra bệnh trầm cảm, mất ngủ khiến đi tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm.

  • Hệ thần kinh bị tổn thương hoặc đang mắc các bệnh lý như tai biến mạch máu não, chấn thương tủy sống,... cũng có thể khiến cho quá trình kiểm soát tại bàng quang gặp sự cố, khiến cơ thể liên tục kích thích, tạo cảm giác buồn tiểu và phải đi tiểu nhiều lần.

  • Tiểu nhiều sinh lý.

  • Uống nhiều nước làm tăng lưu lượng máu đến thận, khiến thận làm việc nhiều hơn.

  • Uống nhiều cafe, chè, thuốc lợi tiểu.

  • Đang trong giai đoạn ủ bệnh với các nhóm bệnh: thương hàn, viêm phổi, viêm gan virus, cúm,…

  • Do tiết trời quá lạnh, việc thoát nước qua da kém đi, đồng nghĩa với việc thận phải bài tiết nhiều hơn.

  • Hạn chế đồ cay, nóng cũng là cách để bảo vệ bàng quang của bạn.

Đừng chủ quan nếu bạn đang mắc chứng đi tiểu nhiều. Nếu bạn hoặc người thân của bạn luôn phải liên tục vào nhà vệ sinh để “xả” nước tiểu thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra kỹ hơn. 

Ưu điểm khi khám tại Hưng Thịnh 

  • Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, từng làm việc tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện quân y 115.

  • Trang thiết bị, máy móc y tế hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài.

  • Vị trí phòng khám nằm tại trung tâm thủ đô, dễ dàng di chuyển.

  • Dịch vụ chăm sóc bệnh nhân chu đáo, nhiệt tình.

  • Chi phí hợp lý, công khai.

  • Có thể đặt lịch online, không phải chờ đợi.

Địa chỉ phòng khám: 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc: tất cả các ngày trong tuần từ 8:00-20:00 (cả ngày lễ)

Hotline tư vấn miễn phí: 0386.977.199

 

 

 

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho những người bạn biết:
Đánh giá: 
Tiểu nhiều là hiện tượng của bệnh gì?
Điểm trung bình:  7.2 / 10 ( 59 lượt đánh giá )

Chuyên đề bệnh

Nơi các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ thông tin tổng hợp và chi tiết nhất về các bệnh nam khoa thường gặp.
Loading...
Đóng